4 động lực dài hạn và triển vọng kinh tế tạo đà phục hồi thị trường bất động sản châu Á

Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là thị trường bất chấp những triển vọng toàn cầu không chắn chắn để có thể trở lại nhờ yếu tố tích cực của nên kinh tế vĩ mô. Có thể thị trường này sẽ chứng kiến một giai đoạn tái cấu trúc lớn. Điều này giúp cho thị trường bất động sản châu Á thích ứng tốt hơn trước những thay đổi vĩ mô và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

4 động lực dài hạn cho bất động sản châu Á

Hầu hết các thị trường bất động sản lớn châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn duy trì hoạt động tốt, mặc dù đã mất đi một số động lực tăng trưởng do các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng. Tuy nhiên, các động lực kinh tế dài hạn dưới đây sẽ tiếp tục tạo nên sức mạnh chính cho thị trường này.

Đô thị hóa

Thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương là nơi có một số thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Quá trình đô thị hóa đang thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và các tiện ích hậu cần.

Nguồn cung nhà ở trở nên thiếu thốn và ngoài khả năng chi trả bởi làn sóng nhập cư vào các đô thị. Trong khi đó, khách thuê sẽ ngày càng ưu tiên những căn nhà được quản lý bài bản thay vì cho thuê bởi các hộ gia đình với tiện ích nghèo nàn như trước.

Đô Thị Hóa Thị Trường Bất động Sản Châu Á

Đô thị hóa thị trường bất động sản châu Á

Thương mại điện tử

Mức độ phổ biến của internet và điện thoại đã biến khu vực thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu về quá trình số hóa nên kinh tế với các thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới.

Việc gia tăng mua hàng trực tuyến kéo theo nhu cầu đối với các bất động sản hậu cần bền vững và hiệu quả, gần với hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc bên trong các khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ hậu cần hiện đại lại chưa theo kịp nhu cầu ở các thị trường phát triển. Điều này sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng cho thuê trong trung hạn, bất chấp áp lực về lợi suất ở thời điểm hiện tại.

Thương Mại điện Tử

Thương mại điện tử

Kinh tế số

Xu hướng chuyển sang các ngành kinh tế số đang góp phần gia tăng số lượng các công ty công nghệ tại APAC. Kết quả là, các tòa nhà văn phòng chất lượng cao tại các vị trí đắc địa luôn hấp dẫn một lượng khách thuê nhất định, đặc biệt là khi APAC ít chịu ảnh hưởng từ xu hướng làm việc tại nhà như các khu vực khác.

Các thị trường bất động sản minh bạch và được thúc đẩy bởi các sáng kiến và công nghệ, với khả năng thu hút nhân tài như Seoul, Tokyo, Yokohama, Singapore và Sydney được dự báo sẽ có hiệu suất vượt trội.

Kinh Tế Số

Kinh tế số

Các loại hình động sản đón đầu tương lai

Các bất động sản này giúp đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững ngày càng tăng, các quy định chặt chẽ hơn của pháp luật, và các cơ hội tạo ra ảnh hưởng tích cực về xã hội và môi trường. Mặt khác, cải thiện chất lượng xây dựng có thể thúc đẩy lợi nhuận tổng thể, do các bất động sản hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra doanh thu lớn hơn với chi phí nhỏ hơn.

Đặc biệt, các tòa nhà theo đuổi các chứng chỉ xanh và mang lại các tiện ích tốt cho nhân viên để cân bằng cuộc sống và công việc, nằm tại những khu vực đắc địa của thành phố thường có giá trị cao hơn và lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro tốt hơn.

Bên cạnh đó, những bất động sản chất lượng cao với triển vọng doanh thu ổn định trong môi trường lạm phát và lãi suất tăng sẽ tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư. Các bất động sản cao cấp thuộc những lĩnh vực chủ chốt và các thị trường cửa ngõ được cho là sẽ định hình thị trường đầu tư trong khu vực.

Loại Hình Bất động Sản đón đầu Tương Lai

Loại hình bất động sản đón đầu tương lai

Triển vọng kinh tế tạo đà hồi phục thị trường bất động sản châu Á

Các chuyên gia nhận định bức tranh của ngành bất động sản khu vực “không phải chỉ toàn màu đen”. Các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Đông Nam Á đã mang lại ánh sáng cho thị trường bất động sản, bất chấp việc hai đối tác thương mại chính của ASEAN đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảm.

Tâm lý thị trường đã được cải thiện sau khi nới lỏng các hạn chế đi lại do Covid-19 và các đợt phong tỏa. Bên cạnh đó, thị trường lao động mạnh mẽ đã hỗ trợ thị trường bất động sản. Dòng vốn FDI ổn định cũng đóng vai trò như một tấm đệm, giúp Đông Nam Á chống lại những biến động trên thị trường bất động sản do đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine gây ra.

Khi các nền kinh tế quay trở lại mức trước đại dịch, thị trường lao động tại cả 5 nền kinh tế ở Đông Nam Á gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều được cải thiện. Điều này giúp tình hình tài chính của người dân tốt hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì các khoản thanh toán thế chấp và tăng giá nhà.

Triển Vọng Kinh Tế Tạo đà Hồi Phục Thị Trường Bất động Sản Châu Á

Triển vọng kinh tế tạo đà hồi phục thị trường bất động sản châu Á

Đọc thêm: Các quốc gia Đông Nam Á hấp dẫn nhất để đầu tư bất động sản

Hy vọng thông tin về thị trường bất động sản châu Á được chia sẻ qua bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức cần thiết cho bạn đọc. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khóa học bất động sản và các thông tin của thị trường bất động sản tại:

Fanpage: Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản

Website: Viện Nghiên Cứu Và Đào Tạo Bất Động Sản – Viện T.R.I