Quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Các quy định mới của Luật Nhà ở 2014 đã cho phép các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn và sinh sống. Tuy nhiên, so với cá nhân trong nước tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế? Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như thế nào? Mời các anh/chị và bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của Viện.

Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Điều 159, Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

Đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 

Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

>>>Tìm hiểu thêm: Giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản

Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều 160, Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP , quy định về Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: 

1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

>>>Xem thêm: Hạn mức đất ở theo pháp luật hiện hành

Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở 

Căn cứ Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 22 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, khu vực cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở quy định như sau:

– Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.”

 sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở

Thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Nhà ở 2014, thời hạn sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan: phụ thuộc vào dự án đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện.

2. Căn cứ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014, thời hạn sở hữu nhà ở của những đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được quy định như sau:

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận;

3. Căn cứ  Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:

“ Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Trường hợp cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau:

a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.

 sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

2. Trường hợp tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau:

a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;

-Khoản 24 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP bổ sung khoản 2a Điều 77 như sau:  

Cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đề nghị gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được lựa chọn nộp bản sao và xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực đối với giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động;

c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.

 sở hữu nhà ở tại Việt Nam

sở hữu nhà ở tại Việt Nam

3. Trường hợp khi hết hạn sở hữu lần đầu mà cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam thì không được gia hạn thêm thời hạn sở hữu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; nhà ở của đối tượng này được xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.

Trên đây là nội dung bài viết “Quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho Anh/Chị những kiến thức cần thiết khi tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh lĩnh vực bất động sản.