Bất động sản công nghiệp – “điểm sáng” hút vốn FDI

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3, 2022 của các đơn vị nghiên cứu, bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng khi liên tục gia tăng về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Lợi suất từ sản phẩm bất động sản công nghiệp khá ấn tượng. Theo dõi phân tích chi tiết ở đây

Bất động sản hút vốn FDI với những con số ấn tượng

Lợi suất bất động sản công nghiệp 2022

Trong 9 tháng đầu năm 2022, bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gấp đôi cùng ky với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% so vớ số tổng vốn đã đăng kí. Các khu công nghiêp khu vực Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh đã dần lấp đầy.

Con số l8 -11% là lợi nhuận đầu tư ấn tương đối với sản phẩm bất động công nghiệp. Có thể nói đây là con số khẳng định thành công cho việc thu hút vốn đầu tư FDI. Từ năm 2021 tới nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp tương lai

Thủ tướng đã khẳng định Việt Nam đang tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tiềm năng phát triển của sản phẩm bất động sản này còn rất lớn bởi vì Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị, nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi trong thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Đồng thời, hiện nay xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng dần từ các nước lân cận sang Việt Nam, Thương mại điện tử phát triển, các cơ sở hậu cần (logistics) nhu cầu phát triển sẽ tăng trong thời gian tới.

Bất động sản công nghiệp

Bất động sản công nghiệp tiềm năng phát triển tương lai lớn mạnh

ông Dominic Harding, Phó chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận Khách thuê xuyên biên giới, Savills Hoa Kỳ đã có phân tích và đánh giá ” Với các doanh nghiệp Mỹ, Việt Nam là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp để tiếp tục kinh doanh đầu tư trong thời gian dài. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn với đội ngũ người lao động chất lượng, phân phối tốt và sức cầu của thị trường cao. Đây sẽ là một tác động tích cực cho tăng trưởng thị trường bất động sản công nghiệp và thương mại của Việt Nam”.

Thách thức dành cho bất động sản công nghiệp

Trong những năm gần đây, vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 30 – 40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước trung bình mỗi năm. Thách thức được đặt ra khá nhiều để tiếp tục gia tăng chất và lượng cho nguồn vốn này.

Khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Khu công nghiệp vừa mở rộng diện tích thêm nhằm đáp ứng nhu cầu thuê mặt bằng xây dựng nhà máy, nhà xưởng xây sẵn của các nhà đầu tư đến từ Đức, Đan Mạch…, tập trung vào các ngành dược phẩm, y tế, kho hàng hóa… đều phải đối mặt với công tác giải phóng mặt bằng.

Những quy định mới và khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Điều này chắc chắn nó làm ảnh hưởng đến giá vốn của các đơn vị kinh doanh hạ tầng, gia tăng chi phí phát sinh.

Nếu muốn giảm chi phí, doanh nghiệp có giải pháp di chuyển ra các vùng phụ cận.Tuy nhiên, hạ tầng chưa đồng bộ dẫn đến phát sinh chi phí và làm giảm hiệu quả dự án.

Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc điều hành, CBRE Việt Nam, chia sẻ “ví dụ chúng ta di chuyển đến những thị trường cấp 1, chỉ mất từ 1 – 2 tiếng để trở về các cảng. Những nếu mở rộng ra các thị trường cấp 2 thì phải mất đến 3 – 4 tiếng, kết nối hạ tầng quá hạn chế và khiến chi phí vận chuyển của các nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường bất động sản khu công nghiệp tăng theo, làm đội vốn lên”.

Bất động sản công nghiệp

Bất động sản công nghiệp gặp khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Quy trình thực hiện các thủ tục “dài dòng”

Các thủ tục hành chính là điều quan trọng các nhàn đầu tư khu công nghiệp cần quan tâm. Thực tế, thủ tục hành chính ở Việt Nam còn quá nhiều điều kiện và thủ tục nên đã tác động đến hiệu quả công việc chung.

Do đó rất cần cải thiện quy trình thực hiện các thủ tục thúc đẩy đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính để giúp các nhà đầu tư khu công nghiệp phát triển dự án mới dễ dàng hơn. Trong tương lai, các nhà phát triển dự án cần tính đến phân bổ diện tích cho chức năng về hậu cần, thương mại”, ông David Jackson, Tổng Giám Đốc, Colliers Việt Nam, nêu quan điểm.

Địa phương chuẩn bị nguồn lực phát triển bất động sản công nghiệp

Trước các thách thức này, một số địa phương đang tích cực tìm giải pháp để phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, đón làn sóng đầu tư. Theo thông tin từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai “Chính các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất với số vốn tăng gấp đôi so với số vốn đăng ký mới. Cùng với đó, các doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn lại tuyên truyền, tác động đến các doanh nghiệp sắp tới đến Bắc Giang, vì người ta tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh tốt của Bắc Giang”.

Càng nhiều dự án FDI đổ về, nhu cầu về hạ tầng khu công nghiệp như xây dựng nhà xưởng càng gia tăng. Doanh nghiệp chuyên cung ứng thiết kế, sản xuất, lắp dựng nhà xưởng, nhà máy. Sự chuẩn bị nhà máy để đáp ứng công suất và sản lượng để phục vụ trong nước và xuất khẩu, hướng đến nguồn thu.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thị trường bất động sản công nghiệp sắp tới của Việt Nam. Nguồn vốn FDI sẽ đổ về dựa vào xu hướng đầu tư và chính sách của chính phủ về sử dụng đất.