Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020 (phần 2) I TRI

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020 (phần 2) I TRI

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020

(Phần 2)

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020

Như ở phần 1- Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản đã giới thiệu cho anh/chị/em về: 

  • Môi giới bất động sản là gì?
  • Công việc của 1 nhân viên môi giới?
  • Ưu điểm của nghề môi giới bất động sản?
  • Những khó khăn của nghề môi giới bất động sản?
  • Yêu cầu đối với nhà môi giới bất động sản?
  • Kiến thức cần có đối với nhân viên môi giới bất động sản?
  • Những phẩm chất cần có đối với nhà môi giới bất động sản?
  • Làm thế nào để có thể thành công với nghề môi giới bất động sản?

Trong bài viết hôm nay, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản sẽ tiếp tục giới thiệu đến anh/chị/em môi giới:

  • Những nguyên tắc hoạt động trong nghề môi giới bất động sản
  • Các yếu tố tác động đến nghề cũng như yếu tố
  • Quy trình môi giới bất động sản.

1. Những nguyên tắc hoạt động trong nghề môi giới bất động sản

Hoạt động môi giới cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020

2. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của nghề môi giới bất động sản

Có thể nói, những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản. kèm theo đó, nghề môi giới cũng “thăng hoa” và trở thành một trong những nghề HOT với thu nhập KHỦNG hiện nay.

Luật Kinh doanh bất động sản cũng đã công nhận nghề môi giới và quy định người tham gia hành nghề môi giới phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Đây chính là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc đào tạo, hình thành và phát triển nghề môi giới bất động sản. Tuy vậy, ngoài yếu tố pháp luật thì có rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề môi giới bất động sản:

Sự tác động của cung – cầu của thị trường bất động sản:

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng đến dự phát triển của thị trường bất động sản, có nghĩa là nó tác động đến lượng cung cầu về bất động sản

 Lượng cung-cầu của thị trường bất động sản liên quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng và suy thoái của tường loại hình bất động sản. Khi thị trường bất động sản tăng trưởng, nhu cầu về lực lượng môi giới ngày càng nhiều, ngược lại khi thị trường suy thoái thì nhũng nhà môi giới gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội cho những ai  có kiến thức, chuyên môn vững chắc.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

Việt Nam đang quyết tâm cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành sẽ còn diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Chính điều này sẽ tạo ra tình trạng thay đổi liên tục những nhu cầu về không gian, diện tích để phát triển các ngành sản xuất, phân phối và dịch vụ. Việc giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ đồng nghĩa với những biến động về bất động sản liên quan đến chúng. Điều này có nghĩa là sẽ xảy ra sự thay đổi lớn của nhu cầu và cầu với các dạng bất động sản khác nhau trong từng ngành cụ thể.

Ví dụ khi lao động trong các ngành dịch vụ được tăng cường, phát triển mạnh sẽ dẫn đến nhu cầu về diện tích kinh doanh, văn phòng, phân phối cũng như nhu cầu về khách sạn và nhà nghỉ. Sự phân bố về mặt địa lí của những hiện tượng trên sẽ diễn ra không đồng đều trong cả nước, dẫn đến sự tập trung về một dạng bất động sản nào đó trong một vùng, làm sâu sắc thêm sự mất cân đối của thị trường bất động sản. Từ hiện tượng này đòi hỏi nhà môi giới ngày càng phải chuyên môn hóa trong các dịch vụ cho thị trường bất động sản.

Công nghệ thông tin:

Việc toàn cầu hóa thông tin là giải pháp hữu hiệu cho mọi khía cạnh hoạt động của văn phòng môi giới. Nó giúp cho bản thân văn phòng môi giới có sự thống nhất bên trong về tổ chức, cũng như tin học hóa tất cả các mối quan hệ với môi trường bên ngoài ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Sự thống nhất về tổ chức cho phép nâng cao năng suất làm việc, vì thế giảm chi phí và sớm hay muộn thì giá thành dịch vụ cũng sẽ được giảm cho khách hàng nếu như thị trường tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các văn phòng môi giới với nhau.

Hiện nay khá nhiều công ty môi giới đã đưa dịch vụ của mình lên mạng internet. Đây là những công ty đi đầu trong việc chuẩn hóa dịch vụ của mình. Công nghệ thông tin sẽ từng bước được phổ thông hóa cho ngày càng nhiều các tầng lớp người dân, và đó sẽ là cơ sở để các văn phòng môi giới thực hiện chiến lược kinh doanh của mình nhờ công nghệ thông tin.

3. Quy trình môi giới bất động sản

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020

a. Khai thác khách hàng tiềm năng

Càng nhiều khách hàng tiềm năng thì xác suất giao dịch thành công càng cao.

Lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng, phân tích phân khúc thị trường, lên kế hoạch khai thác và thường xuyên bổ sung vào danh sách khách hàng tiềm năng.

b. Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Đối với khách hàng gửi bán: Khách hàng là chính chủ hay trung gian, động cơ và thời gian yêu cầu, tìm hiểu về tính pháp lý của bất động sản, sản phẩm bất động sản cụ thể, giá trị (giá gốc và mức giá chênh lệch), mức độ rủi ro. 

Đối với khách hàng cần mua: Mục đích là an cư hay đầu tư, khả năng tài chính, mức độ quan tâm đến phong thủy, vị trí bất động sản quan tâm, loại hình, đặc điểm, giá trị và tính pháp lý của bất động sản.

c. Tư vấn:

Ghi nhớ tâm lý chung của khách hàng: “Mua với mức giá thấp nhất và gửi bán với mức giá cao nhất”.

Đối với khách hàng gửi bán: Nên tư vấn về giá trị bất động sản. Thông thường, nhân viên môi giới bất động sản sẽ muốn mức giá không cao để dễ chào bán. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có thể thương lượng và để giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì bạn cần thể hiện khả năng bán được nhà nhanh nhất với mức giá cao nhất có thể.

Đối với khách hàng cần mua: Ngược lại với khách hàng gửi bán, nhân viên môi giới bất động sản sẽ muốn mức giá không thấp để dễ dàng tìm sản phẩm giới thiệu. Nên tư vấn về sản phẩm, nếu chất lượng đảm bảo thì mức giá cao một chút cũng là hợp lý và xứng đáng.

d. Tiếp thị:

  • Liên lạc với khách hàng trong cơ sở dữ liệu
  • Rao bán trên hệ thống website của công ty, đăng tin lên các mạng xã hội
  • Tiếp thị trực tiếp ở các sự kiện, buổi hội thảo về bất động sản
  • Tận dụng các mối quan hệ xã hội để tìm kiếm khách hàng.

e. Thương lượng:

  • Tìm hiểu về sản phẩm, thông tin người bán và người mua, lựa chọn thời gian, hình thức tiếp xúc.
  • Tiếp xúc thương lượng: Tạo bầu không khí thoải mái để lấy được niềm tin từ đối tác, tìm cách thăm dò nhu cầu của khách hàng.
  • Thông báo thương lượng thành công:  Từ các bước đàm phán đưa đến quyết định cuối cùng

f. Thực hiện giao dịch:

  • Chuẩn bị tài liệu cần thiết cho buổi giao dịch
  • Thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở để xúc tiến giao dịch nhanh chóng
  • Xem xét các giấy tờ pháp lý và giải đáp thỏa đáng các thắc mắc có liên quan, thông báo về đơn giá, tiền đặt cọc, tiến độ thanh toán

g. Kết thúc giao dịch:

Theo dõi tiến trình thực hiện thỏa thuận: Liên lạc với người bán và người mua để theo dõi các thủ tục, thông báo cho các bên về thời gian thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng, có mặt để làm chứng trong mỗi lần thanh toán.

Thu phí và kết thúc giao dịch: Thu các loại phí cần thiết, giới thiệu thêm các dịch vụ của công ty, gửi quà tặng, thư cảm ơn và tìm hiểu thêm những nhu cầu mới của khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Cẩm nang nghề môi giới bất động sản năm 2020 (phần 1) 

Chúc anh/chị thành công!

————————-

   Anh (Chị) có thể vào mục kiến thức hữu ích để biết thêm nhiều thông tin về bất động sản

   Các kiến thức chuyên sâu về pháp lý trong kinh doanh BĐS được truyền tải đầy đủ và chi tiết trong khóa học CHUYÊN GIA MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN – REAL ESTATE BROKERS , đây là khóa học rất cần thiết đối với các nhà môi giới , nhà đầu tư bất động sản