Những mục môi giới cần lưu ý khi ghi giá đề nghị mua nhà I TRI

Những mục môi giới cần lưu ý khi ghi giá đề nghị mua nhà I TRI

NHỮNG MỤC MÔI GIỚI CẦN LƯU Ý

KHI GHI GIÁ ĐỀ NGHỊ MUA NHÀ

(Bài viết này dành cho môi giới đại diện người mua)

Khi người mua của bạn tìm được một bất động sản mà họ muốn mua, có ba hành động bạn cần thực hiện:

  • Chuẩn bị ghi giá đề nghị
  • Ghi giá đề nghị
  • Đưa giá đề nghị cho chủ nhà hoặc môi giới đăng bán

Trong bài viết này, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản sẽ cung cấp kiến thức về ghi giá đề nghị khi mua nhà. Khi ghi giá đề nghị mua nhà, môi giới bất động sản cần hoàn thành từng mục sau:

Những mục môi giới cần lưu ý khi ghi giá đề nghị mua nhà

1. Giá cả và các điều khoản: hỏi ý kiến người mua để đạt được giá đề nghị hợp lý nhất dựa trên phân tích so sánh thị trường và các mục dưới đây. Đảm bảo rằng người mua của bạn biết rằng tất cả tiền đặt cọc được viết cùng lúc với giá đề nghị và được đặt cọc khi chấp nhận.

2. Những thông báo đặc biệt từ chủ nhà: Xem lại những thông báo và điều khoản của chủ nhà có ảnh hưởng đến việc ghi giá đề nghị hay không.

3. Chuyển nhượng: Xem xét những gì trong nhà sẽ chuyển nhượng cho người mua. Thông thường là, đồ đạc cố định để lại và các vật dụng di động người bán sẽ mang theo.

4. Tiền đặt cọc: người mua đặt cọc cho người bán để thể hiện thiện ý trong giao dịch. Khoản tiền đặt cọc này thường được gửi vào tài khoản của người bán. Xác định số tiền có thể chấp nhận được đối với cả người mua và người bán. Thông thường là 5% tài sản mua và không hoàn lại trong mọi trường hợp. Bạn cần giải thích cho người mua rõ là đây là khoản tiền không đòi lại được nếu giao dịch không diễn ra. Kiểm tra với Trưởng nhóm của bạn về cách xử lý tiền đặt cọc. Làm tương tự với tiền bù (nếu có).

5. Thời gian để người bán chấp nhận: Đảm bảo nêu rõ thời gian chấp nhận

6. Điều khoản Tài chính: đảm bảo rằng các điều khoản về tài chính sẽ được người mua và người bán chấp nhận.

7. Chấp thuận từ bên cho vay: bạn yêu cầu người mua cho biết chính xác thời gian cụ thể ngày ngân hàng chấp nhận cho vay hoặc phải đồng hành cùng khách mua.

8. Ngày ký hợp đồng: đảm bảo rằng ngày ký hợp đồng sẽ phục vụ người mua, người cho vay và công ty ký hợp đồng hoặc phòng công chứng. Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm là những ngày tốt nhất để ký hợp đồng vì chúng ở giữa tuần; do đó, bạn có thêm một ngày làm việc trước hoặc sau nếu cần hoàn tất giao dịch.

9. Các điều khoản đặc biệt hoặc các trường hợp bất ngờ: tuỳ vào từng trường hợp. Môi giới cần hỏi rõ người mua có các điều khoản đặc biệt nào không, và phải xác nhận cụ thể điều khoản đó như thế nào, tại sao người mua lại muốn có điều khoản đó?

10. Thư bày tỏ nguyện vọng: thư bày tỏ nguyện vọng sẽ làm cho giá đề nghị của bạn nổi bật và phục vụ các mục đích sau:

  • Tóm tắt giá đề nghị: bao gồm tình trạng tài chính và một danh sách ngắn gọn kèm theo các điểm nhấn để nắm bắt các điều khoản chính trong danh sách kiểm tra giá đề nghị.
  • Nhân tính hóa giá đề nghị: mục tiêu nâng cảm xúc cho chủ nhà hoặc người bán. Việc bán nhà không chỉ là một giao dịch trên giấy – đó là sự kiện lớn trong cuộc đời của người bán, người mua và gia đình họ. Mô tả lý do khiến người mua thích ngôi nhà – bao gồm các đặc điểm yêu thích của họ – và viết mô tả sơ lược về người mua. Các hoạt động này giúp thúc đẩy mối liên hệ cá nhân giữa người bán và người mua, và tăng khả năng giá đề nghị của người mua sẽ là giá được chấp nhận.
Chúc anh/chị thành công!

————————-

   Anh (Chị) có thể vào mục kiến thức hữu ích để biết thêm nhiều thông tin về bất động sản

   Các kiến thức chuyên sâu về pháp lý trong kinh doanh BĐS được truyền tải đầy đủ và chi tiết trong khóa học CHUYÊN GIA MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN – REAL ESTATE BROKERS , đây là khóa học rất cần thiết đối với các nhà môi giới , nhà đầu tư bất động sản