Quy định về đấu thầu dự án Bất động sản mới nhất I TRI

Quy định về đấu thầu dự án Bất động sản mới nhất I TRI

 Theo các quy định Pháp luật hiện hành thì hiện nay có 2 hình thức tổ chức lựa chọn Chủ đầu tư cho các dự án Bất động sản nhà ở thương mại, các dự án bất động sản nhằm mục đích kinh doanh:

  • Đấu giá dự án bất động sản: Dành cho các dự án đã có quỹ đất sạch, đã được giải phóng mặt bằng.
  • Đấu thầu dự án bất động sản: Dành cho các dự án chưa được giải phóng mặt bằng.

Ngày 28.2.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 25/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP. Trong đó có hướng dẫn chi tiết về Trình tự Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất hay còn gọi là đấu thầu dự án bất động sản.

Viện nghiên cứu và đào tạo Bất động sản xin chia sẻ với các Anh chị một vài nội dung cơ bản như sau: 

Điều 10 của Nghị định Quy định Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất như sau: 

Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên;
  • Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài;
  • Không thuộc trường hợp theo quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:

  • Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
  • Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
  • Dự án có yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu đảm bảo quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
    Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu.

Về Điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất, Điều 11 của Nghị định 25/2020 nêu rõ: 

  • Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị.
  • Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật.
  • Không đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

========================================================================

 Hi vọng, những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn, đặc biệt đối với các nhà đầu tư, anh/chị/em môi giới, những người quan tâm đến bất động sản.

   Anh (Chị) có thể vào mục kiến thức hữu ích để biết thêm nhiều thông tin về bất động sản

   Các kiến thức chuyên sâu về pháp lý trong kinh doanh BĐS được truyền tải đầy đủ và chi tiết trong khóa học CHUYÊN GIA MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN – REAL ESTATE BROKERS , đây là khóa học rất cần thiết đối với các nhà môi giới , nhà đầu tư bất động sản.