Cũng như các hoạt động môi giới khác, môi giới bất động sản là người trung gian giữa bên mua và bên bán. Và hợp đồng môi giới bất động sản chính là “chìa khóa” giúp hoạt động môi giới được hiệu quả, minh bạch, ngăn ngừa các rủi ro pháp lý. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều nhà môi giới, các bên liên quan đến hợp đồng (bên mua) vẫn chưa hiểu đúng, đầy đủ về loại hợp đồng này. Hãy cùng Viện T.R.I tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng môi giới bất động sản là gì?
Hợp đồng môi giới bất động sản là hợp đồng giữa các bên được môi giới và bên môi giới, trong đó nếu rõ quyền và nghĩa vụ và những thảo thuận giữa hai bên môi giới và được môi giới.
Nội dung cơ bản của hợp đồng môi giới bất động sản
Hợp đồng môi giới bất động sản bao gồm những nội dung gì?
- Thông tin của các bên: Cụ thể là thông tin tên, địa chỉ cơ bản của bên môi giới và bên được môi giới…
- Thông tin về bất động sản: Bao gồm những đặc điểm của bất động sản (loại bất động sản, địa chỉ, diện tích khuôn viên đất, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, cấu trúc, tiện nghi…), giá bán bất động sản được thỏa thuận.
- Yêu cầu và kết quả môi giới: Do các bên thỏa thuận và được ghi vào hợp đồng.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới: Do các bên thỏa thuận và được ghi vào hợp đồng.
- Thù lao môi giới, hoa hồng môi giới: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tuân thủ theo quy định tại Điều 64, 65 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Phương thức và thời hạn thanh toán: Do các bên thỏa thuận và được ghi vào hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng, tuân thủ theo quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Giải quyết tranh chấp: Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
- Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định pháp luật.
Hợp đồng môi giới bất động sản có phải công chứng, chứng thực không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản (Hợp đồng môi giới bất động sản) thuộc hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản và không bắt buộc công chứng, chứng thực chỉ khi các bên có thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc công chứng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong giao dịch, ngoài ra văn bản công chứng sẽ có giá trị chứng cứ và những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh.
Khi nào hợp đồng môi giới bđs có hiệu lực?
Thời điểm hợp đồng môi giới bất động sản có hiệu lực do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng, đối với trường hợp:
- Trường hợp các bên thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng môi giới được công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm công chứng, chứng thực.
Hợp đồng môi giới bđs chịu sự điều chỉnh của quy định nào?
- Bộ Luật Dân sự 2015.
- Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng môi giới bất động sản. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp anh/chị áp dụng vào thực tiễn công việc của mình. Theo dõi Viện T.R.I tại đây để cập nhật những thông tin về bất động sản.