Tìm Lời Giải Cho Bài Toán: Bất Động Sản Chưa Hoàn Thiện Pháp Lý 

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý khi đem vào giao dịch sẽ là vấn đề gây ra những tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng. Vậy làm cách nào để xác minh được tính an toàn của pháp lý bất động sản và những nguy cơ khi chưa hoàn thiện khung pháp lý? Trong phạm vi của bài viết này, Viện T.RI sẽ đưa ra một số phân tích để tìm lời giải cho bài toán: Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý.

Pháp lý bất động sản 

Pháp lý bất động sản được hiểu là các loại hồ sơ, các giấy tờ pháp lý của những dự án bất động sản. Tất cả hồ sơ phải được soạn thảo theo đúng quy định pháp luật Nhà nước Việt Nam hiện hành. Đây là yếu tố quan trọng cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý là sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các chính sách, sự chậm trễ bởi các cơ quan chức năng địa phương khi thực hiện cấp giấy chứng nhận đối với nhà đầu tư thứ cấp khi mua bán bất động sản. Điều này gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư BĐS cũng như nhà đầu tư thứ cấp. 

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý.

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý – Tâm lý nhà đầu tư BĐS?

Theo tâm lý chung, đất thuộc dự án nói riêng hay BĐS nói chung không có đủ thông tin, thủ tục bê trễ lại là điểm sáng thu hút nhiều người quan tâm bởi có nhiều sự hứa hẹn. Song, “điểm nghẽn” của bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý chính là vấn đề gây ra câu chuyện vỡ lở đằng sau ấy.

Tâm lý sở hữu “lợi nhuận kép”

Bởi lẽ, theo nhiều khách hàng, người môi giới, các nhà đầu tư – những người được gọi là “chuyên gia” cho hay. Những bất động sản không pháp lý lại cuốn hút người mua hơn vì: 

Giá bất động sản rẻ 

Rõ ràng, để quyết định được giá bán của một sản phẩm BĐS bất kỳ. Pháp lý chính là yếu tố quan trọng thứ hai đứng sau yếu tố vị trí. Những dự án bất động sản hoàn thiện pháp lý thường có giá bán cao hơn. 

Điều đó đồng nghĩa rằng, BĐS chưa có hồ sơ pháp lý có giá tương đối rẻ, thường chỉ bằng phân nửa đối với các sản phẩm tương tự với nó nhưng giấy tờ đầy đủ, rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, đặc biệt là những người có kinh tế eo hẹp. Họ sẵn sàng đánh cược để sở hữu vì thu nhập đang cách giá bán một khoảng rất xa.  

>>> Tìm hiểu thêm: Vi phạm về đào tạo quản lý vận hành nhà chung cư

Thủ tục mua bán bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý dễ dàng 

Việc mua bán đất đai hay bất động sản thông qua giao dịch không chính thức sẽ tạo điều kiện cho người giao dịch lách thủ tục hay nói rõ hơn là lách luật. Việc giao dịch bằng tay không có giấy tờ pháp lý rõ ràng có thể tự do chuyển nhượng và được tiến hành nhanh và dễ dàng hơn.

Có giai đoạn, các giao dịch chậm tiến độ hoặc không hoàn thành đúng thủ tục càng được hưởng chênh lệch lớn từ thuế phí. Đây được xem là “lợi nhuận kép”. Biên độ lợi nhuận cao 

Không chỉ riêng nhóm khách hàng mua để ở, ngay cả các nhà đầu tư nhỏ với số vốn mỏng cũng lao vào bất động sản chưa hoàn chỉnh pháp lý vì lợi nhuận hấp dẫn hơn so với lúc thủ tục dự án đã “ra ngô ra khoai”.

Bởi, trên thực tế đất thuộc dự án càng thiếu thông tin xác thực, thời hạn bàn giao chậm, thủ tục trì hoãn,… càng có sức hút lớn bắt đúng tâm lý của nhiều người vì những hứa hẹn về lợi nhuận trong một thị trường “tiềm năng” này. 

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý – Tâm lý nhà đầu tư BĐS?

Bất động sản chưa lành mạnh vì vấn đề pháp lý chưa được hoàn thiện 

Rủi ro về pháp lý 

Dưới góc độ pháp lý, bất động sản chưa có đủ điều kiện về pháp lý sẽ đem lại một số rủi ro. Không đảm bảo giá trị về mặt pháp lý. Dẫn đến các tranh chấp cũng như hợp đồng mua bán bị vô hiệu hóa. 

Biết vậy, nhưng có không ít người vẫn chấp nhận vì ngân sách không cao, mà giá nhà ở (giá đất bất động sản) thì lại quá rẻ. 

Xảy ra tranh chấp sau khi mua bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý

Bất động sản chưa pháp lý tuy sở hữu những ưu điểm nói trên. Nhưng không tránh khỏi các tranh chấp sau này. Việc rõ ràng cũng như đảm bảo các vấn đề pháp lý cũng là một trong những cách để tránh việc xảy ra các tranh chấp sau này.

>>> Tham khảo thêm: Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản 

Thanh khoản thấp, nhà đầu tư sợ mất tiền 

Việc đầu tư chỉ khẳng định bằng lời nói hoặc viết giấy tay mà không có giấy tờ pháp lý để các bên yên tâm tự do chuyển nhượng. Điều này dẫn tới việc kém thanh khoản trong giao dịch và rủi ro cao về pháp lý. 

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý và giải pháp cho nhà đầu tư 

Bất động sản cần nhất là sự minh bạch, rõ ràng và uy tín và đây được đánh giá là một trong những “điểm đau” của thị trường BĐS Việt Nam hiện nay. Vậy giải pháp nào dành cho nhà đầu tư?

Đối với nhà đầu tư chịu mạo hiểm

Tại thị trường Việt Nam, xu hướng đầu tư bất động sản đặc biệt là các loại bất động sản hình thành trong tương lai ngày càng gia tăng. Những loại bất động sản này thường chưa hoàn thiện về mặt pháp lý. Có khả năng gây ra rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản chung của cả nước. 

Do vậy, để tránh những hậu quả không đáng có, nhà đầu tư cần phải xác minh và kiểm tra tính pháp lý của bất động sản đó. Đồng thời, phải đến tận nơi để kiểm tra về cơ sở hạ tầng của bất động sản đó.

bđs chưa hoàn thiện pháp lý

Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý và giải pháp cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư mạo hiểm thấp 

Còn đối với những nhà đầu tư mạo hiểm thấp nếu không thể xác minh được tính pháp lý của bất động sản. Cũng như không thể đến tận nơi để kiểm tra về cơ sở hạ tầng thì lựa chọn tốt nhất là nên “rút lui” khỏi dự án này.

Như vậy, bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn rất cao. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn còn tâm thế lo ngại bởi vì khung pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ. Đây cũng chính là mặt hạn chế tiềm ẩn những nguy cơ dưới nhiều mục đích như để ở, cho thuê, sử dụng hay đầu tư và kinh doanh. 

Hy vọng, với nguồn tư liệu mà Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất Động Sản chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bản lý giải bài toán: Bất động sản chưa hoàn thiện pháp lý để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình mua bán, giao dịch.