Mua nhà đang xây dựng có nghĩa là bạn đang đầu tư vào một bất động sản hình thành trong tương lai. Đây là một hình thức kinh doanh đã được pháp luật cho phép, giúp các chủ đầu tư có thể huy vốn một cách hợp pháp. Vậy mua bất động sản hình thành trong tương lai cần lưu ý những rủi ro nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Nhà đang xây dựng được phép bán khi nào?
Theo điều 55 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, nhà đang xây dựng hay các dự án bất động sản hình thành trong tương lai được phép đưa vào hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện:
- Có đầy đủ các giấy tờ sử dụng đất, hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế thi công do cơ quan thẩm quyền cấp phép phê duyệt.
- Trước khi bán hay cho thuê dự án, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cấp tỉnh về việc nhà đang xây đủ điều kiện mua bán, cho thuê.
Những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà đang xây dựng
Rủi ro về giấy tờ pháp lý
Mua nhà đang xây dựng cần được cấp phép và phải có giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người mua không để ý hoặc lơi là trong việc tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan. Họ thường bỏ qua việc kiểm tra xem chủ đầu tư có đủ giấy tờ không, dự án có thật không.
Một số lưu ý về pháp lý cho mua nhà đang xây dựng bạn cần biết:
+ Chủ đầu tư thiếu các giấy tờ, hồ sơ cần thiết thì đó có thể là dự án ma
+ Chủ đầu tư có giấy tờ về đất nhưng không có hồ sơ dự án thì đất đó có thể không được phép xây dựng.
+ Chủ đầu tư thiếu giấy phép xây dựng thì dự án đó còn lâu mới được hoàn thành. Người mua sẽ bị “ngâm tiền” vào một bất động sản tương lai chưa biết bao giờ mới xong.
Xem thêm bài viết: Đề phòng ngay những rủi ro pháp lý khi mua nhà đất
Rủi ro khi mua nhà nhà đang xây dựng bị đem đi thế chấp
Một trong những rủi ro người mua bất động sản được hình thành trong tương lai cần phải ghi nhớ đó là kiểm tra dự án có bị thế chấp hay không? Nếu có thế chấp thì đã được xoá thế chấp chưa? Hoặc nếu đang thế chấp thì chủ đầu tư phải gửi kèm các giấy tờ chứng minh đã giải chấp và cam kết chịu trách nhiệm để đảm bảo tối đa quyền lợi của người mua.
Ngoài ra, người mua phải kiểm tra xem chủ đầu tư có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng hay không? Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng là điều kiện bắt buộc, có giá trị đến ngày bàn giao nhà. Nếu đến ngày bàn giao, chủ đầu tư không bàn giao được thì quyền lợi người mua vẫn đảm bảo vì thông qua chứng thư bảo lãnh. Ngân hàng sẽ thay chủ đầu tư trả tiền cho người mua.
Rủi ro về hợp đồng ký kết mua nhà đang xây dựng
Các kẽ hở của hợp đồng thường phát sinh khi ký kết và gây rủi ro cho người mua nếu người mua không nắm vững các kiến thức pháp luật liên quan. Do đó, những vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng mua bất động sản hình thành trong tương lai như: diện tích sử dụng, phương thức thanh toán, chất lượng công trình, các khoản phí chung và riêng phải thanh toán khi sử dụng, quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng…
Hãy ghi nhớ, tất cả các hợp đồng mua bán bất động sản luôn phải đọc kỹ trước khi ký. Người mua phải đọc và thảo luận càng kỹ càng với bên bán càng có thể tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Rủi ro về số tiền thanh toán khi mua nhà
Theo luật kinh doanh bất động sản năm 2014, quy định chủ đầu tư chỉ được thu trước một phần tiền nhất định chứ không được phép thu hết. Cụ thể việc thanh toán sẽ được chia ra thành nhiều đợt khác nhau và không vượt quá 70% giá trị hợp đồng trước thời điểm bàn giao nhà. Trường hợp bên bán là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì số tiền thanh toán không vượt quá 50% giá trị hợp đồng.
Việc đóng tiền trước này tiềm ẩn rủi ro nếu chủ đầu tư chậm trễ dự án, sai phạm dẫn đến tranh chấp. Trong trường hợp này, nếu các điều khoản hợp đồng không rõ ràng thì người mua cũng dễ mất trắng số tiền đã cọc trước đó với nhà đầu tư.
Rủi ro khi muốn thế chấp, chuyển nhượng trong mua nhà đang xây dựng
Các nhà đầu tư tham gia mua nhà đang xây dựng của một dự án sẽ gặp trường hợp muốn chuyển nhượng hoặc thế chấp. Trường hợp này chắc chắn mang đến rủi ro cho người đầu tư vì dự án chưa hoàn thành rất khó và gặp nhiều thủ tục.
Nếu người mua bất động sản hình thành trong tương lai muốn đem đi thế chấp, chuyển nhượng thì phải liên hệ trực tiếp với người bán để hoàn thành các thủ tục cần thiết. Và tất nhiên, mọi chi phí phát sinh thì người mua phải chịu mà đáng lẽ đây là việc mà người bán phải làm trước khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở.
Bất động sản hình thành tương lai nhiều tiềm năng nhưng cũng gắn liền rất nhiều với rủi ro khi không nắm chắc về dự án. Người mua cần phải tỉnh táo và cân nhắc quyết định mua nhà đang xây dựng. Hãy tìm những dự án có pháp lý đầy đủ, đặt sự an toàn lên trên các yếu tố như giá cả, lợi nhuận. Ngoài ra, nếu là người mua thông thái, bạn cũng cần tích lũy cho mình những kiến thức pháp luật căn bản để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.