Những lưu ý không thể bỏ qua để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà

Những lưu ý không thể bỏ qua để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà.

Bất kỳ giao dịch bất động sản nào cũng cần tiền đặt cọc, hiện kim để giữa chỗ. Tuy nhiên, trong số các giao dịch vẫn có trường hợp giao dịch gian dối và lừa đảo sảy ra, nếu chúng ta không cẩn thận không tìm hiểu kỹ ngôi nhà cũng như người bán thì có thể khiến bạn mất tiền oan mà vẫn không mua được nhà hoặc mua nhầm nhà khó sử dụng, chuyển nhượng. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm để đảm bảo việc đặt cọc mua nhà được an toàn.

Hợp đồng đạt cọc mua nhà 2019Hợp đồng đạt cọc mua nhà 2019

1 Kiểm tra danh tính của chủ nhà: Chủ nhà có phải là chủ sở hữu bất động sản hay không?

Việc xem giấy chủ quyền sử dụng đất, nhà ở lúc đang tìm hiểu thông tin, đám phán có thể là bản photocopy nhưng khi đặt cọc bạn phải kiểm tra bản chính Giấy chủ quyền. Người mua nhà cần đối chiếu thông tin của người bán ( Bao gồm cả hộ khẩu, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân) và thông tin trên sổ đỏ để đảm bảo người giao dịch với bạn địch thị là chủ sở hữu bất động sản đó hoặc là đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự. Nếu người bán đã có vợ/chồng, cần xem thông tin cả hai người.

Cẩn thận hơn bạn nên xin một bản photo sổ hồng (hoặc chụp hình) để kiểm tra danh tính người bán trên UBND phường/tổ dân phố.Đây là 2 nguồn tin cậy xác tín.

2 Kiểm tra quy hoạch: Kiểm tra nhà có bị quy hoạch hay không

Trong khi xác minh thông tin căn nhà trên UBND địa phương, người mua nhà nên hỏi thêm về quy hoạch ở đó để xem căn nhà có đang thuộc diện giải tỏa hay không, vì trên thực tế nhiều căn nhà bán là do vướng vào quy hoạch. Thông thường bạn có thể kiểm tra quy hoạch tại Phòng Quảng lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản giao dịch.

3 Kiếm tra xem nhà có bị chặn giao dịch hay không?

Một số bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, do chiếm dụng và tranh chấp, kiện tụng và đang thi hành án…và bị các phòng công chứng đưa vào dạng “cấm bán”. Nếu đặt cọc bất động sản này thì khả năng mất cọc rất cao vì chủ nhà đang cố gài bẫy người mua nhà và môi giới nhà đất.

Để kiểm tra, bạn hãy mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. 

4 Tìm hiểu lịch sử của ngôi nhà

Lịch sử của ngôi nhà không liên quan đến pháp luật nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người sử dụng căn nhà và danh tính thanh khoản. Nếu trong nhà có người chết vì xô xát, tự tử hoặc bán do vợ chồng li hôn chia tài sản thì thường người ở sẽ không cảm thấy an tâm.

Nếu bạn mua nhà để ở và hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề này thì không sao nhưng nếu đầu tư chuyển nhượng, có thể người mua sau này sẽ kén chọn, ngần ngại và từ chối. Rất nhiều người mua nhà để bán lại nhưng mua phải căn có người chết oan, khi dẫn khách tới xem nhà thì nghe hàng xóm bàn tán khiến dao dịch thất bại.

5 Soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

Sau khi đảm bảo các vẫn đề trên, bạn có thể an tâm lập hợp đồng đặt cọc. Nếu hợp đồng đặt cọc được soạn thảo bởi luật sư là tốt. Tuy nhiên, đây cũng là loại văn bản không quá phức tạp, bạn có thể tự soạn thảo hoặc tải mẫu hợp đồng đặt cọc được pháp luật công nhận trên các trang thông tin điện tử tra cứu luật.

6 Kiểm tra hợp đồng trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật theo điều 328, Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc. Cụ thể như sau:

– Đặt cọc là một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho been kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim phí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hooawcj thực hiện hợp đồng.

– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác:

  1.  Kiểm tra toàn bộ các điều khaonr liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí.
  2.  Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ 01 người ký sau này gấy rắc rối.
  3.  Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

—————————————————————————

Vào mục kiến thức hữu ích để biết thêm nhiều thông tin kiến thức về bất động sản

Khóa học Bí quyết đầu tư bất động sản dẫn đầu là khóa học rất cần thiết đối với các nhà môi giới , nhà đầu tư bất động sản, những người quan tâm đến bất động sản

Để trang bị cho mình kiến thức về kinh doanh bất động sản, mời các bạn tham gia ngay các khóa học chuyên sâu về bất động sản tại Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản.