Dự án bất động sản là một kênh đầu tư khá tốt nếu bạn biết nắm bắt thị trường và tìm hiểu kỹ mọi thông tin. Bên cạnh việc xem xét về vị trí, giá bán… thì người đầu tư thông thái cũng cần để ý đến các rủi ro đầu tư dự án bất động sản. Những rủi ro trong đầu tư dự án bđs đó là gì? Cùng Viện trả lời ngay ở bài viết sau đây.
Rủi ro đầu tư khi chủ đầu tư “lách luật” đối với dự án bất động sản
Việc “lách luật” ở đây có thể hiểu là chủ đầu tư chưa được cấp phép xây dựng dự án nhưng đã cho rao bán dự án công khai và nhận tiền đặt cọc từ người mua. Đối với trường hợp chủ đầu tư “không có tâm” như thế này thì người đầu tư sẽ gặp rủi ro mất cọc khi dự án không được cấp phép xây dựng. Và nếu kiện ra tòa thì quyền lợi của người mua cũng khó đảm bảo.
TIPS: Do đó, người mua cần yêu cầu chủ dự án cho xem giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền cấp. Nếu chưa có thì mọi hành vi thi công xây dựng đều trái pháp luật.
Rủi ro đầu tư dự án bất động sản chưa được ngân hàng bảo lãnh
Một dự án bất động sản đảm bảo pháp lý là khi được ngân hàng bảo lãnh bằng chứng thư bảo lãnh. Tuy nhiên, không phải người mua nào cũng để ý đến vấn đề này. Hiểu được điều này, chủ đầu tư rất dễ dàng qua mặt người mua. Khi có chứng thư của ngân hàng, nếu chủ đầu tư có vấn đề hoặc dự án không xây dựng được thì ngân hàng sẽ thay chủ đầu tư trả tiền cho người mua.
TIPS: Khi có ý định đầu tư dự án, người mua cần yêu cầu nhà đầu tư đưa giấy bảo lãnh của ngân hàng ra để làm điều kiện đảm bảo.
Đọc thêm: Mua nhà đang xây dựng – Rủi ro pháp lý rình rập
Rủi ro khi chưa xong móng đã ký hợp đồng mua dự án bđs
Rủi ro đầu tư dự án này thường xảy ra khi người đầu tư không chịu tìm hiểu kỹ thông tin, không trực tiếp đến xem xét dự án bđs đã được khởi công, làm móng hay chưa. Phần đa người mua và chủ đầu tư thường giao dịch ở văn phòng và xem qua dự án trên nhà mẫu. Do đó, dẫn đến việc móng chưa đổ mà hợp đồng chính thức đã ký.
TIPS: Việc chủ đầu tư xây dựng và được nghiệm thu sẽ chúng tỏ một điều rằng chủ đầu tư rất chú trọng và sẽ xây dựng lên dự án bất động sản đó. Hợp đồng mua bán sẽ có tính pháp lý cao hơn khi dự án xảy ra sự cố. Để tránh rủi ro đầu tư dự án, khách hàng nên lựa chọn các dự án bất động sản có văn bản nghiệm thu móng và ký hợp đồng mua bán nhà.
Rủi ro đầu tư dự án có tranh chấp khi một sản phẩm được bán cho nhiều người
Đây là rủi ro người mua gặp phải khi chủ đầu tư làm ăn gian dối, bán một sản phẩm cho nhiều người thông qua nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí, có trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua dẫn đến việc tranh chấp về lâu về dài.
TIPS: Người mua nên tìm hiểu kỹ về dự án, trau dồi một số kiến thức pháp lý cần thiết đồng thời có thể tìm một luật sư bất động sản uy tín để kiểm tra các loại giấy tờ mua bán để tránh tranh chấp về sau.
Trên đây là những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi đầu tư vào dự án bất động sản. Bạn – những người mua thông thái, hãy luôn tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi quyết định xuống tiền để tránh nguy cơ “tiền mất tật mang”.