Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục được nhận định sẽ vẫn là một “điểm sáng” trong bức tranh nền kinh tế năm 2023. Khu vực này được đánh giá là có khả năng phục hồi vượt trội so với các thị trường bất động sản khác trong năm 2023, nhất là tại các quốc gia mới nổi.
Bất chấp sự biến động của căng thẳng địa chính trị, suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ trong năm qua, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong năm 2023.
Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Bất chấp những trở ngại do xung đột giữa Nga và Ukranie và những biến động tài chính toàn cầu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.
Các điều kiện thị trường vào năm 2023 sẽ tiếp tục có lợi cho người thuê khi các tòa nhà văn phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi với các khoản tín dụng bền vững đang được hoàn thiện và sẵn sàng để tung ra thị trường.
Nhà chức trách Trung Quốc đã giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch trong nước, một bước đi đúng hướng có thể tạo ra tín hiệu tích cực cho ngành du lịch và nền kinh tế. Việc xuất cảnh có thể được bình thường hóa trở lại vào giai đoạn 2023 – 2024. Các dấu hiệu mới cho thấy lạm phát đã chạm mức đỉnh và có thể giảm xuống trong thời gian tới.
Mặc dù nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vẫn có khả năng phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023, nhưng khu vực này sẽ vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chững lại.
Các nền kinh tế trong khu vực sẽ một lần nữa thống trị tăng trưởng trên toàn thế giới, điều này sẽ có tác động đối với thị trường bất động sản của khu vực. Ngoài ra, sự đa dạng về kinh tế của khu vực cũng mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nhắm mục tiêu vào nhiều loại tài sản để định vị danh mục đầu tư của họ trong bối cảnh hậu đại dịch.
ĐỌC THÊM: 4 động lực dài hạn và triển vọng kinh tế tạo đà phục hồi thị trường bất động sản châu Á
Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương
Gia tăng đầu tư bất chấp thách thức
Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là khu vực có triển vọng kinh tế lạc quan nhất trong năm 2023. 53% nhà đầu tư tại đây cho rằng kinh tế sẽ có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia nhận định rằng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có khả năng phục hồi tốt hơn so với các thị trường khác trong năm tới.
Ấn Độ hiện được đánh giá cao hơn về đầu tư bất động sản nhờ số lượng nhà đầu tư tăng, hoạt động mạnh mẽ của thị trường vốn (bao gồm REIT) và cổ phiếu niêm yết, với dòng vốn mạnh mẽ chảy vào các dự án văn phòng và nhà ở. Ấn Độ có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Khi các quỹ toàn cầu hợp tác với các nhà phát triển Ấn Độ, sẽ có rất nhiều dòng vốn chảy vào thị trường này trong 5 năm tới.
Thách thức từ chi phí gia tăng
Lạm phát và lãi suất cao đang làm tăng chi phí vận hành và xây dựng, vốn đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề về chuỗi cung ứng và tăng giá năng lượng. Các nhà đầu tư APAC cho rằng lãi suất (88%), chi phí xây dựng tăng (87% số người được hỏi) và chi phí vận hành cao hơn (77%) là những thách thức hàng đầu trong năm tới, sẽ có tác động tiêu cực nhất đến khả năng đầu tư vào các dự án chiến lược. Trên toàn cầu, lãi suất cũng là mối quan tâm hàng đầu (88%), tiếp theo là lạm phát (74%) và gián đoạn chuỗi cung ứng (68%).
Bất động sản cốt lõi chiếm ưu thế
Biến động thị trường đã khiến các nhà đầu tư tập trung vào những nguyên tắc cơ bản và chiến lược phòng thủ. Ba lĩnh vực ưu tiên nhất trong năm 2023 sẽ là văn phòng (68%), công nghiệp & hậu cần (65%) và nhà ở đa gia đình/nhà xây để cho thuê (42%). Đây cũng là ba lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trong khi bất động sản cốt lõi ở các thành phố lớn là sở thích của các nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (74%), thì những lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế kinh tế và nhân khẩu học đang thay đổi, như nhà chung cư và nhà cao cấp, lại đang hoạt động tốt tại các thành phố nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng trưởng tốt.
Mối quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ cũng đang tăng lên. 52% nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương có ý định rót vốn vào các trung tâm thương mại ở vùng ngoại ô và 48% vào các khu vực trung tâm.
Cơ hội thúc đẩy tính thanh khoản và bền vững
Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục là yếu tố chính trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên khắp APAC. Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu về chất lượng tại các thị trường văn phòng lớn, mong muốn thay đổi của khách thuê, và cân bằng chi phí vận hành trong dài hạn.
Có đến hai phần ba (66%) nhà đầu tư đang có kế hoạch hoặc đang tích hợp tiêu chuẩn ESG vào vận hành bất động sản, bao gồm chiến lược cải thiện vốn, thanh lý hoặc mua lại. Khoảng 40% nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương cũng đang tìm cách bán 50% danh mục trong 5 năm tới nếu như các bất động sản trong đó không còn phù hộ với chiến lược đầu tư ESG mà họ đang hướng tới.
Hy vọng thông tin về thị trường châu Á – Thái Bình Dương được chia sẻ qua bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức cần thiết về bất động sản. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khóa học bất động sản và các thông tin của thị trường bất động sản tại:
Fanpage: Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản
Website: Viện Nghiên Cứu Và Đào Tạo Bất Động Sản – Viện T.R.I