Công văn mới của Bộ Xây dựng về phòng chống rửa tiền trong giao dịch bất động sản.

Công văn mới của Bộ Xây dựng về phòng chống rửa tiền trong giao dịch bất động sản.

Ngày 8/7/2019 Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1590/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo các giao dịch bất động sản (BĐS) bằng tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên, để thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Ban hành và thực hiện Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền...Ban hành và thực hiện Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền…

Theo đó, nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản… đang hoạt động tại địa phương. Bộ đề nghị các Sở Xây dựng các tỉnh thành phố triển khai một số nội dung yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (gọi chung là các đơn vị báo cáo) đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định, cụ thể các đơn vị báo cáo phải:

– Ban hành và thực hiện Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền…

– Thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…

– Lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng và Cục phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền.

– Thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản. Kết quả đánh giá rủi ro của Quý Đơn vị gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng và Cục phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01/9/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

– Liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị(PEPs) theo quy định của pháp luật.

Hi vọng, những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn, đặc biệt là những là các nhà đầu tư, anh/chị/em môi giới, những người quan tâm đến bất động sản.

(Nguồn http://xaydung.gov.vn)

————————————————————————

Anh (Chị) có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại đây.

Vào mục kiến thức hữu ích để biết thêm nhiều thông tin về bất động sản

Khóa học PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN là khóa học rất cần thiết đối với các nhà môi giới , nhà đầu tư bất động sản.

Để trang bị cho mình kiến thức về kinh doanh bất động sản, mời các bạn tham gia ngay các khóa học chuyên sâu về bất động sản tại Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản.