Thế chấp sổ đỏ để vay tiền là việc làm rất phổ biến để thanh toán khoản nợ khi giao dịch bất động sản. Vậy sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; chúng ta cần làm gì để giải chấp sổ đỏ (hay xóa thế chấp sổ đỏ) theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Viện tìm hiểu điều kiện và thủ tục để giải chấp sổ đỏ qua bài viết sau đây.
Giải chấp sổ đỏ là gì?
Giải chấp sổ đỏ (hay xóa thể chấp sổ đỏ) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng nhà ở; đất ở cùng tài sản khác gắn liền với đất khi tài sản đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ.
Khi kết thúc thời gian giải chấp số đỏ khách hàng sẽ tiến hành thực hiện đăng ký thế chấp cho trường hợp đã xóa quyền thế chấp sử dụng đất.
Điều kiện để giải chấp sổ đỏ
Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm; bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:
– Chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng tài sản bảo đảm là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Thay thế phương pháp vay thế chấp sổ đỏ bằng các dịch vụ tài chính như đáo hạn khoản vay; thế chấp tài sản mới như nhà xưởng, ô tô,… có giá trị tài chính bằng hoặc lớn hơn giá trị sổ đỏ thế chấp trước đó;
– Trường hợp khách hàng không đủ khả năng thanh toán khoản nợ vay; ngân hàng sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ xử lý tài sản để hoàn tất khoản nợ theo đúng quy định pháp luật;
– Trường hợp tòa án đã ban bố quyết định biện pháp bảo đảm tài sản vô hiệu;
– Trường hợp khách hàng hoặc ngân hàng đơn phương chấm dứt tài sản thế chấp;
– Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ban bố quyết định kê biên; xử lý tài sản thế chấp;
– Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và đồng ý thời gian giải chấp sổ đỏ.
>>>Xem thêm: Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định trong kinh doanh bất động sản.
Hồ sơ giải chấp sổ đỏ
Căn cứ theo Nghị định số 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm và Điều 19 Thông tư số 07/2019/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; thì hồ sơ xóa đăng ký thế chấp gồm:
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ xóa thế chấp quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất bao gồm:
(1) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính).
(2) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm.
(3) Bản chính Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
(4) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính; hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Lưu ý: Trường hợp xóa đăng ký thế chấp khi Cơ quan thi hành án dân sự; hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản bảo đảm; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp như sau:
– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính)
– Bản chính Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự; hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính; hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính; hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Thủ tục giải chấp sổ đỏ
Khi đã hoàn thành bộ hồ sơ trên; khách hàng sẽ đến cơ quan thẩm quyền để hoàn tất thủ tục giải chấp sổ đỏ.
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ giải chấp:
– Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa liên thông thì nộp tại bộ phận một cửa.
– Đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai (nếu là tổ chức); hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nếu là hộ gia đình; cá nhân.
Bước 2: Cơ quan chính quyền tiếp nhận hồ sơ và giải đáp những thắc mắc cho khách hàng liên quan đến vấn đề thời gian giải chấp sổ đỏ; sau đó hẹn giấy trả kết quả theo đúng quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam.
-Trường hợp 1: Khi cơ quan đăng ký đất đai kiểm định hồ sơ giải chấp không đúng theo quy định; sẽ phát đơn thông báo từ chối xóa thể chấp sổ đỏ; sau đó hướng dẫn khách hàng đăng ký và chuẩn bị lại hồ sơ theo đúng quy định pháp luật;
– Trường hợp 2: Bộ hồ sơ hợp pháp; văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện công tác để giải chấp sổ đỏ khách hàng nhanh nhất có thể: Ghi sổ địa chính; xin dấu Bộ Tài nguyên và Môi trường; ký xác nhận phiếu yêu cầu xóa đăng ký tài sản bảo đảm trong vòng 1 đến 3 ngày kể từ ngày khách hàng nộp hồ sơ giải chấp.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thông báo hẹn lịch khách hàng và trả lại kết quả theo quy định ở điều Điều 37 Thông tư liên tịch 09/2016/ TTLT- BTP- BTNMT
Toàn bộ kết quả sẽ được xác nhận bằng bộ văn bản sau: đơn yêu cầu đăng ký giải chấp sổ đỏ; giấy xóa quyền thế chấp tài sản đảm bảo và bộ hồ sơ quyết định giải chấp sổ đỏ đã được xác nhận.
Thời gian giải chấp sổ đỏ là bao lâu?
Thời gian giải chấp sổ đỏ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/ NĐ-CP).
Trách nhiệm để giải chấp sổ đỏ sẽ thuộc về văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực khách hàng tiến hành vay vốn thế chấp và yêu cầu giải chấp sổ đỏ từ ngân hàng cho vay.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về giải chấp sổ đỏ (xóa thế chấp sổ đỏ) cũng như hồ sơ; thủ tục để giải chấp. Hy vọng Viện sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích về đất đai và các vấn đề liên quan tới nhà đất.
>>>Tham khảo: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có thật sự cần thiết?