[Giải Đáp] Quy Trình Giao Dịch Bất Động Sản Mới Nhất 2022

Giao dịch bất động sản là quá trình quan trọng và cần thiết giữa người môi giới, người mua và người bán. Do đó, người môi giới bất động sản phải nắm rõ, chi tiết từng giai đoạn để hỗ trợ khách hàng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Trong bài viết này, hãy cùng Viện T.R.I tìm hiểu các bước giao dịch bđs mới nhất 2022.

Bước 1: Kiểm tra thông tin về sản phẩm chuẩn bị giao dịch 

Kiểm tra quy hoạch trước khi giao dịch bất động sản

Mua đất quy hoạch có thể tồn tại nhiều rủi ro tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó cũng là cơ hội. Do đó, bất kể anh/chị là người mua hay người môi giới cũng đều phải tìm hiểu rõ ràng về phần quy hoạch đối với đất đai, nhà cửa mà mình dự định mua. Nhằm tìm được bất động sản phù hợp với nh cầu sử dụng hay khả năng tài chính của mình. Tránh việc không tìm hiểu kỹ dẫn đến việc phải chịu thiệt thòi khi giao dịch bất động sản và dẫn đến những tranh chấp không đáng có.

Xem ngay: 3 cách kiểm tra quy hoạch đất đơn giản, nhanh chóng nhất

giao dịch bđs

Kiểm tra thông tin về sản phẩm chuẩn bị giao dịch bất động sản.

Kiểm tra pháp lý

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc khách hàng an tâm mua một sản phẩm bđs đó chính là pháp lý bất động sản. Trước khi tiến hành quá trình giao dịch bất động sản, người môi giới cần kiểm tra những thông tin sau:

– Giấy tờ của bất động sản đó có hợp pháp không? 

– Chủ sở hữu có còn nợ tiền sử dụng đất, nợ thuế sử dụng đất không?

– Bất động sản chuẩn bị giao dịch có đang bị cầm cố, thế chấp hay không?

– Xem xét giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của bên bán đã đầy đủ hay chưa, giấy tờ còn thời hạn pháp lý hay không? Từ đó có thể biết được họ có phải là chủ sở hữu không, tránh trường hợp giao dịch với chủ thể không có thẩm quyền.

-Tình trạng hôn nhân, thừa kế,..: Nhằm kiểm tra về quyền sở hữu tài sản, xem người đứng tên trên Giấy chứng nhận để xác định đây là tài sản riêng của một người, của vợ chồng hay đồng sở hữu của nhiều người.

Kiểm tra hiện trạng của bất động sản khi giao dịch bất động sản

Khi giao dịch bất động sản, người môi giới cũng như người mua cần chú ý bước kiểm tra hiện trạng bất động sản trước khi giao dịch để tránh rủi ro sau khi công chứng hoàn tất. Mọi người cần kiểm tra các thông tin sau:

– Đối chiếu nội dung trên Giấy chứng nhận và thực tế: Xem lại kích thước, diện tích, những vật kiến trúc ngầm, nhà cửa, vật kiến trúc hiện hữu có đúng không?

– Tình trạng sử dụng của tài sản;

– Bất động sản sắp giao dịch có bị lấn chiếm, tranh chấp, lối đi chung không?

– Danh mục thiết bị, tài sản đi kèm nếu là mua nhà;

– Cần rà soát, tìm hiểu thông tin từ hàng xóm láng giềng.

giao dịch bất động sản

Kiểm tra hiện trạng của bất động sản khi giao dịch bất động sản.

Bước 2: Đặt cọc mua bán bất động sản trong giao dịch bất động sản

Sau khi người mua và người bán đã thỏa thuận hết những vấn đề liên quan đến chuyển nhượng bất động sản, cả hai bên sẽ tiến hành đặt cọc. Đặt cọc có nghĩa là bên mua sẽ thanh toán trước một khoản tiền cho bên bán để xác nhận việc thống nhất giữa các bên và để đảm đảm việc bất động sản sẽ được chuyển nhượng.

Trong giao dịch bất động sản, trước khi xuống tiền đặt cọc, anh/chị cần lưu ý các vấn đề sau:

– Đặt cọc bất động sản phải lập thành văn bản;

– Đây là thỏa thuận dân sự, tuy nhiên quá trình đặt cọc mua nhà có thể thực hiện ở phòng công chứng hoặc có người thứ 3 đứng ra làm chứng. Thường thì sẽ do một người thứ 3 đứng ra làm chứng, người này không có quan hệ với cả hai bên mua và bán;

– Hợp đồng đặt cọc nên có cam kết về chính chủ, quyền định đoạt và năng lực hành vi dân sự;

– Các bên có thể đàm phán mọi điều khoản mà hợp đồng công chứng không thể hiện hết;

– Các điều khoản trong hợp đồng nên rõ ràng, chi tiết, phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ các bên; nhất là vấn đề về thuế, phí, lệ phí;

– Khi đặt cọc nên lưu ý rủi ro khi “né thuế” cho cả bên mua và bên bán, đặt cọc không chính chủ, không chính danh.

Xem ngay: Đề phòng ngay những rủi ro pháp lý khi mua nhà đất

giao dịch bất động sản

Đặt cọc mua bán bất động sản trong giao dịch bất động sản.

Bước 3: Ký kết hợp đồng công chứng bất động sản

Sau khi đặt cọc xong, anh/chị cần thực hiện ký hợp đồng mua bán bất động sản tại văn phòng công chứng theo thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc. Các bên sẽ ký hợp đồng công chứng tại nơi có bất động sản.

– Khi ký kết hợp đồng công chứng thì phải chính danh và đầy đủ thành phần;

– Tại thời điểm của ký hợp đồng công chứng sẽ có giá trị pháp lý và phủ nhận giá trị pháp lý của mọi thỏa thuận trước đó.

Bước 4: Thanh toán và giao hồ sơ

Sau khi hoàn thành thủ tục giao dịch bất động sản có Giấy chứng nhận tại văn phòng công chứng. Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán. Lúc này bên bán sẽ bàn giao toàn bộ giấy tờ pháp lý có liên quan tới bất động sản cho bên mua.

– Việc thanh toán và bàn giao hồ sơ cần có xác nhận;

– Có thể thực hiện thanh toán tại cơ quan công chứng hoặc ngân hàng.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai

– Hồ sơ mua bán bất động sản được nộp về Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên, đổi chủ. 

– Kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

+ Kê khai thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch 

+ Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc Nhà nước

– Người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất hàng năm 

Thuế sử dụng đất là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước mà người sử dụng đất thực hiện trong quá trình sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

giao dịch bđs

Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trong giao dịch bất động sản.

Bước 6: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Căn cứ theo phiếu hẹn để tiến hành nhận thông báo thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nộp lại biên lai cho cơ quan Nhà nước.

Bước 7: Nhận lại Giấy chứng nhận, thanh toán khoản tiền còn lại( nếu có), bàn giao và kết thúc giao dịch bất động sản

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là quy trình giao dịch bất động sản được cấp Giấy chứng nhận. Để chuyên nghiệp hóa quá trình này, anh/chị môi giới cần trang bị hệ thống kiến thức về pháp lý và lĩnh vực bđs. Nếu có nhu cầu tham gia khóa học đào tạo môi giới bất động sản tại Viện T.R.I, anh/chị hãy liên hệ qua hotline 0859.143.143.