Shophouse là gì và tại sao Shophouse lại trở thành “cơn sốt” đầu tư hấp dẫn nhất. Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản phân tích rõ hơn về các khía cạnh của mô hình này qua bài viết sau.
Shophouse là gì?
Shophouse thuộc top đầu mô hình phân khúc có thanh khoản cao. Hiển nhiên, không phải bất cứ dự án nào cũng đem lại lợi nhuận tốt như sự kỳ vọng cho giới đầu tư.
Mỗi loại hình shophouse cũng sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt.
Khái niệm shophouse là gì
Shophouse hay có cách gọi quen thuộc khác là nhà phố thương mại. Đây chính là nhà ở theo kiểu mới – mô hình bất động sản phổ biến trên thế giới nhưng khá mới tại Việt Nam. Vừa kết hợp kinh doanh, vừa có thể để ở hoặc cho thuê Shophouse với mục đích sinh lời.
Giải mã sức nóng của Shophouse
Shophouse đã thực sự chinh phục các nhà đầu tư nhờ tính năng ưu việt và khả năng tối ưu hóa dòng tiền bất động sản. Tầng trệt cho thuê để kinh doanh, trong khi tầng 1 có thể tận dụng kinh doanh nhà ở hoặc cho thuê shophouse.
Ngay từ khi ra đời, dòng sản phẩm Shophouse đã đánh trúng tâm lý của các nhà kinh doanh, thỏa mãn “gu” đầu tư từ các nhà đầu tư sành sỏi đang tìm những kênh đầu tư ưu việt.
Nếu hỏi Shophouse là gì thì đây chính là một phiên bản được nâng cấp hoàn hảo của nhà phố thương mại. Không chỉ có được lợi thê kinh doanh về mặt bằng hoặc cho thuê. Mà còn đảm bảo dòng tiền lưu thông đều đặn nhờ vị trí đắc địa trong khu đô thị.
Theo nhận định từ giới đầu tư, nhờ tính quy hoạch bài bản tạo ra sức hấp dẫn Shophouse. Thể hiện qua các chỉ số như: nguồn khách duy trì ổn định, đều đặn; không gian đa tiện ích thu hút lượng khách đến tham quan, mua sắm tại Shophouse.
>>> Tìm hiểu thêm: 4 loại tài sản đầu tư bất động sản phổ biến nhất
Đánh giá ưu và nhược điểm của Shophouse
Tuy Shophouse là mô hình kinh doanh bất động sản với những ưu điểm vượt trội. Song, cũng nên tỉnh táo tránh các rủi ro không mong muốn.
Dưới đây là những đánh giá về ưu nhược điểm đáng để cân nhắc khi đầu tư:
Ưu điểm của Shophouse là gì?
– Vị trí:
Khi đầu tư Shophouse, chủ đầu tư thường sẽ tìm hiểu ưu điểm của Shophouse là gì và chọn các vị trí giá trị, nằm tại các tuyến đường lớn, khu đô thị, trung tâm dự án,…nơi có đông người qua lại sầm uất, đảm bảo tốt doanh thu từ các hoạt động kinh doanh hoặc cho thuê Shophouse.
– Đa tiện ích:
Đúng với tên Shophouse, khi shop được hiểu là cửa hàng và house là nhà ở. Sự kết hợp của 2 không gian này mở ra tính tiện ích, thiết kế hiện đại và tinh tế cho hai mục đích khác nhau. Nếu không có nhu cầu để mở cửa hàng, có thể đứng ra thuê lại và cho một bên khác thuê để mở cửa hàng hoặc làm văn phòng công ty đều được.
– Số lượng có hạn:
Shophouse phục vụ chính cho cư dân trong dự án. Vì vậy số lượng chỉ chiếm tối đa khoảng từ 2 – 3% cho tổng số lượng căn hộ. Đối với các dự án như khu đô thị lên tới 5%. Do số lượng có hạn một phần là vì tọa lạc tại vị trí đẹp nên thường thuộc tầm ngắm của nhà đầu tư.
– Tính thanh khoản cao:
Một trong những yếu tố hấp dẫn của dòng sản phẩm Shophouse là gì? Đó chính là thanh khoản tốt. Nhà đầu tư dễ dàng mua bán và cho thuê nhờ tác động của các yếu tố: vị trí, số lượng, thiết kế, sản phẩm mang tính đặc thù,…
– Di chuyển thuận tiện:
Shophouse luôn được chọn vị trí lưu thông thông thoáng, có khu vực gửi xe bên đường để khách hàng đỗ xe mua đồ cho nhanh hoặc có bãi đậu xe trước cửa hàng.
– Khả năng sinh lời cao:
Tỷ lệ khai thác Shophouse đạt mức từ 8-12%/ năm. Đây là tỷ suất sinh lời cao từ Shophouse so với việc gửi ngân hàng hoặc cho thuê chung cư và thậm chí ít xảy ra rủi ro hơn so với đầu tư vào chứng khoán.
– Tăng giá trị tài khoản:
Với diện tích lớn từ Shophouse dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực. Nếu tự kinh doanh, bạn không phải lo về chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ. Hơn nữa, tài sản cũng được tăng lên theo đó.
Nhược điểm của mô hình Shophouse là gì?
Tương tự như các loại hình bất động sản khác trên thị trường. Shophouse cũng tồn tại một số hạn chế sau:
– Vốn đầu tư lớn:
Căn hộ Shophouse thường có giá bán cao hơn các loại căn hộ, nhà ở hoặc đất nền (ít nhất 20%), có khi cao gấp đôi sản phẩm khác tùy vào dự án. Đòi hỏi nhà đầu tư cần phải chi ra khoản tiền kha khá thì mới có khả năng sở hữu được.
– Hạn chế quyền sở hữu:
Đối với một số dự án hoặc khu đô thị khi sở hữu Shophouse sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Tuy nhiên, nó chỉ có thời hạn sử dụng 50 – 70 năm.
Không thể phủ nhận những lợi thế của mô hình nhà phố thương mại như Shophouse trong hoạt động kinh doanh. Đồng nghĩa phải đi kèm với các kế hoạch và chiến lược cụ thể để kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, khi đầu tư shophouse, hãy ưu tiên chọn sản phẩm của những người chủ đầu tư uy tín. Vì ở họ đã có sẵn chiến lược phát triển và quản lý dự án tốt. Mở ra cộng đồng cư dân là những khách hàng tiềm năng tương lai khi mà dự án chuẩn bị đi vào hoạt động.
Trên đây là những thông tin về shophouse cũng như giải đáp ưu điểm của Shophouse là gì? Hy vọng bài chia sẻ của Viện T.R.I đã mang đến quý anh/chị những kiến thức bổ ích. Theo dõi Viện tại đây để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản.